HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nêu gương
của cán bộ, đảng viên
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về việc nêu gương, gương mẫu, nói đi đôi với làm... Điều đó được minh chứng trong cả cuộc đời của Người.
Thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, cán bộ, đảng viên phải luôn luôn gương mẫu đi đầu. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nêu gương trước hết là phải làm gương trong mọi công việc, từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên về mọi mặt, nhất là nêu gương về đạo đức, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Theo Người, kẻ thù của lòng chí công vô tư chính là chủ nghĩa cá nhân, chỉ muốn tự tư tự lợi, chỉ thấy lợi ích riêng của mình, không thấy lợi ích chung của tập thể, của đất nước. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, hình thành phẩm chất đạo đức đúng đắn.
Thứ hai, cần nêu gương trên ba mối quan hệ: với mình, với người, với việc. Đối với mình, người cán bộ, đảng viên không được tự cao tự đại, tự mãn, kiêu ngạo, mà phải luôn học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân, phải tự phê bình như rửa mặt hằng ngày. Đối với người, cán bộ, đảng viên luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc, khoan dung, độ lượng. Đối với việc, dù trong hoàn cảnh nào, cán bộ, đảng viên cũng phải giữ nguyên tắc “dĩ công vi thượng” (đặt việc công lên trên, lên trước việc tư).
Thứ ba, muốn nêu gương được thì “nói phải đi đôi với làm”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “... một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý lời nói phải đi đôi với việc làm để nêu gương cho quần chúng nhân dân noi theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở đảng viên: “Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Tự mình phải “chính” trước mới giúp người khác “chính”. Mình không “chính”, mà muốn người khác “chính” là vô lý.
Người đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên làm kiểu mẫu trong công tác và lối sống; trong mọi lúc, mọi nơi, nói đi đôi với làm để quần chúng nhân dân noi theo. Người phê phán những cán bộ “chỉ biết nói là nói, nói giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác. Nhưng một việc gì thiết thực cũng không làm được”. Muốn rèn luyện được phong cách nói đi đôi với làm, người cán bộ phải thường xuyên tự kiểm điểm, soi xét chính mình; đồng thời, phải khuyến khích cấp dưới và quần chúng nhân dân nhận xét, phê bình, góp ý cho mình, nhắc nhở mình về những điều đã hứa. Người cán bộ cũng phải biết tránh căn bệnh hình thức, bệnh “hữu danh, vô thực”, chạy theo những thứ hào nhoáng bên ngoài. Cán bộ, đảng viên tự tu dưỡng hằng ngày để trở thành con người có đời tư trong sáng, là tấm gương giúp Nhân dân nhìn vào đó mà noi theo; qua đó, mà làm tăng những điều đúng, điều thiện, chống thói hư, tật xấu.
Thứ tư, để giáo dục bằng nêu gương đạt hiệu quả cao, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”.
Trong các nội dung nêu gương, cán bộ, đảng viên phải luôn luôn nêu gương về tinh thần phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Do đó, cán bộ, đảng viên phải xông xáo, nhiệt tình, sâu sát Nhân dân, gương mẫu và dám chịu trách nhiệm trước Nhân dân cả về lời nói và việc làm; phải luôn quyết tâm, bền bỉ, chịu đựng gian khổ, quan tâm và tìm mọi cách giải quyết kịp thời, hiệu quả những nhu cầu mà Nhân dân đặt ra, kể cả chấp nhận sự hy sinh để bảo vệ Nhân dân, phấn đấu vì sự ấm no, hạnh phúc của Nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của cách mạng Việt Nam, người suốt đời phấn đấu, hy sinh vì đất nước, vì dân tộc, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị; cả cuộc đời Người là một tấm gương lớn cho các thế hệ người Việt Nam mãi mãi noi theo.
TIN TRONG HUYỆN
ĐIỂM TIN NỔI BẬT
CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG, PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG - AN NINH
THÁNG 8 NĂM 2024
I- Công tác xây dựng Đảng; MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội
1. Công tác xây dựng Đảng
- Trong tháng, Đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai Thông báo số 1187-TB/TU, ngày 09/8/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy về công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Kết luận số 114-KL/TW và Nghị quyết số 06-NQ/TU.
- Thường trực Huyện ủy làm việc với Đảng ủy các xã: Xuân Khê, Văn Lý, Phú Phúc, Nhân Mỹ về công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở nhiệm kỳ 2025 - 2030 và xây dựng nông thôn mới.
- Ban Thường vụ Huyện ủy thực hiện cuộc kiểm tra đối với Đảng ủy xã Nhân Khang, Nhân Chính và các đồng chí Bí thư Đảng uỷ, Phó Bí thư phụ trách công tác đảng về việc lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị của Tỉnh ủy, Huyện ủy về công tác quy hoạch cán bộ; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; phát triển đảng viên.
- Thực hiện quy trình bổ nhiệm lại 04 cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng thuộc UBND huyện; thực hiện quy trình bước 1, bước 2 bổ nhiệm mới 03 cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng thuộc UBND huyện. Rà soát chứng chỉ ngoại ngữ liên quan đến tổ chức Cambridge International đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị.
- Ban Chỉ đạo 35 huyện tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
- Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy chủ trì, phối hợp với UBKT Đảng ủy Quân sự tỉnh giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác quốc phòng, quân sự địa phương năm 2023, 2024 đối với 01 tổ chức đảng là Đảng ủy Quân sự huyện và 02 cá nhân là đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên, đồng chí Đảng ủy viên, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện; ban hành Quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng, thi hành kỷ luật đảng đối với 02 đảng viên.
- Ban Tuyên giáo Huyện ủy thực hiện cuộc kiểm tra đối với Đảng ủy xã Trần Hưng Đạo và thẩm định 2 chi bộ về việc thực hiện Kết luận 01-KL/TW của Bộ Chính trị; phối hợp tổ chức Hội nghị bồi dưỡng chính trị hè năm 2024 cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục bằng hình thức trực tuyến; phối hợp tổ chức lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng khóa IV, V năm 2024.
- Ban Dân vận Huyện ủy phối hợp tham mưu tổ chức Hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với cán bộ và Nhân dân xã Công Lý; tham mưu tổ chức vòng sơ khảo Hội thi “Dân vận khéo” huyện Lý Nhân năm 2024.
2. Lãnh đạo công tác dân vận, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội
- Chỉ đạo MTTQ, các đoàn thể nhân dân làm tốt công tác tuyên tuyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của địa phương; tập trung duy trì, nâng cao chất lượng các mô hình, đề án. Liên đoàn Lao động huyện phối hợp Viện kiểm sát Nhân dân huyện tổ chức Phiên tòa giả định tuyền truyền, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động.
3. Lãnh đạo hoạt động chính quyền
- Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, các Ban của Hội đồng Nhân dân huyện tập trung đôn đốc, giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri.
- Chỉ đạo UBND huyện tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tập trung chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công các dự án trọng điểm... Duy trì nghiêm lịch tiếp dân, tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.
II- Lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
1. Về lĩnh vực kinh tế
- Chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt công tác chăm sóc lúa, cây màu vụ mùa. Đôn đốc các địa phương trồng và chăm sóc các tuyến đường hoa, cây xanh tạo cảnh quan môi trường nông thôn. Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; đề án phát triển chăn nuôi…
- Chỉ đạo thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo Bộ tiêu chí Quốc giai đoạn 2021 – 2025; duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu đã đạt và hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí chưa đạt. Kiểm tra kết quả, tiến độ xây dựng nông thôn mới nâng cao các xã: Văn Lý, Phú Phúc, Nhân Nghĩa, Chân Lý, Nhân Mỹ.
- Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc công tác cấp GCN QSD đất; cấp đổi GCNQSD đất nông nghiệp; thẩm định hồ sơ đính chính sai sót GCN đã cấp. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. Chỉ đạo duy trì thực hiện tốt công tác phân loại, thu gom, bốc xúc, vận chuyển rác thải sinh hoạt. Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công các dự án trên địa bàn huyện.
- Tháng 8/2024, vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn Nhà nước ước đạt 47,5 tỷ đồng; 8 tháng ước đạt 240 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 700 tỷ đồng; 8 tháng ước đạt 4.343 tỷ đồng (đạt 75,4% KH). Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước đạt 980 tỷ đồng; 8 tháng ước đạt 7.055 tỷ đồng (đạt 63,1% KH năm). Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 501 tỷ đồng; 8 tháng ước đạt 4.565 tỷ đồng (đạt 68,5% KH). Tổng thu ngân sách ước thực hiện tháng 8 là 190 tỷ đồng; 8 tháng ước là 1.494,9 tỷ đồng (đạt 81,4% KH); trong đó thu từ kinh tế trên địa bàn ước thực hiện tháng 8 là 15,4 tỷ đồng; 8 tháng ước đạt 146,4 tỷ đồng (đạt 24,1% KH)
2. Hoạt động văn hoá - xã hội
- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đẩy mạnh phong trào văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao quần chúng ở cơ sở. Tập trung t uyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng về chuyển đổi số. Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức Lễ hội truyền thống Đền Trần Thương và Lễ hội đền Bà Vũ - xã Chân Lý.
- Ngành Giáo dục - Đào tạo tổ chức kiểm tra công tác tuyển sinh các cấp học năm học 2024 - 2025; hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2024 – 2025; tổ chức sơ kết 03 năm thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 6,7,8; sơ kết 04 năm thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1,2,3,4.
- Chỉ đạo thực hiện tốt chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công, người nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân được duy trì, đảm bảo. Giám sát phát hiện 01 ca mắc bệnh ho gà tại xã Nhân Khang, đã tổ chức công tác phòng chống dịch kịp thời không để phát sinh, lây nhiễm trong cộng đồng.
3. Lãnh đạo công tác quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội
- Chỉ đạo tổ chức diễn tập Chỉ huy - Cơ quan 1 bên, 1 cấp trên bản đồ, bố trí thiết bị Sở Chỉ huy theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ CHQS tỉnh. Tiếp tục thực hiện công tác chuẩn bị cho nhiệm vụ diễn tập khu vực phòng thủ huyện năm 2024; chỉ đạo công tác xây dựng Sở Chỉ huy diễn tập khu vực phòng thủ huyện.
- Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cơ bản ổn định. Chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội. Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông.
- Chỉ đạo duy trì thực hiện nghiêm công tác tiếp dân, tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án dân sự đảm bảo nghiêm túc, đúng quy định pháp luật.
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
I. Kết quả thực hiện
1. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo
- Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong công tác xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP tỉnh Hà Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp… để người dân, cộng đồng dân cư, tổ chức kinh tế tham gia Chương trình.
- Chỉ đạo quyết liệt 05 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 duy trì nâng cao chất lượng các chỉ tiêu, tiêu chí đã đạt; tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí chưa đạt; phấn đấu 5/5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
- Tiếp tục chỉ đạo các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu và hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới kiểu mẫu theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021 - 2025; phấn đấu năm 2024 ít nhất có 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
- Chỉ đạo các phòng, ban, ngành liên quan tiếp tục rà soát, đánh giá thực trạng thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu; duy trì, nâng cao chất lượng và hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới và từng bước thực hiện lộ trình xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao.
- Tiếp tục chỉ đạo ưu tiên các nhóm tiêu chí về phát triển sản xuất như: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, ngành nghề; đẩy mạnh phát triển các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh của địa phương; xây dựng mã số vùng trồng, sản phẩm VietGAP, chứng nhận Hà Nam, OCOP...
- Chỉ đạo hướng dẫn chăm sóc, bảo vệ cây trồng - vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đẩy mạnh phát triển công nghiệp - dịch vụ - thương mại trên địa bàn huyện góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tăng thu nhập cho người dân.
2. Kết quả cụ thể
- Các xã tiếp tục rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; đồng thời, tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu, nhất là các tiêu chí về y tế (tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế); tiêu chí thu nhập, giảm nghèo; tiêu chí về văn hóa (cơ sở vật chất, các thiết chế văn hóa); tiêu chí Môi trường (cảnh quan môi trường, phân loại rác thải tại nguồn)…
+ Đối với các xã: Xuân Khê, Nhân Bình, Nhân Chính, Đức Lý, Hợp Lý đã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, trong tháng tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021 - 2025.
+ Đối với các xã: Chính Lý, Trần Hưng Đạo, Nguyên Lý, Công Lý, Tiến Thắng đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đang phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, trong tháng tiếp tục triển khai thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu. Kết quả đến nay, 5/5 xã đã đạt 2/4 quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu.
+ Đối với các xã: Văn Lý, Phú Phúc, Nhân Nghĩa, Nhân Mỹ, Chân Lý đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 tiếp tục duy trì nâng cao chất lượng các chỉ tiêu, tiêu chí đã đạt và phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí chưa đạt. Kết quả cụ thể: Văn Lý đã hoàn thành 16/19 tiêu chí, 70/74 chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao; Phú Phúc đã hoàn thành 15/19 tiêu chí, 69/74 chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao; Nhân Nghĩa đã hoàn thành 16/19 tiêu chí, 68/74 chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao; Chân Lý đã hoàn thành 15/19 tiêu chí, 69/74 chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao; Nhân Mỹ đã hoàn thành 15/19 tiêu chí, 70/74 chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao.
- Tiếp tục huy động mọi nguồn lực tập trung chỉnh trang, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, từng bước đồng bộ hệ thống giao thông nông thôn từ tỉnh đến cơ sở: đường giao thông thôn (đường xã, đường thôn, đường ngõ), cơ sở vật chất văn hóa, trường học; trồng và chăm sóc tuyến đường hoa, cây xanh.
- Chương trình mỗi xã một sản phẩm đạt kết quả tích cực, đến nay toàn huyện có 16 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao (Rượu nếp Hợp Lý; Bánh đa nem làng Chều; Cá kho Nhân Hậu; Trà đông trùng hạ thảo; Chuối ngự Đại hoàng; Dưa chuột thái lát ngâm giấm; Phở khô gia truyền; quả bưởi Chính Lý; hạt sen; tỏi đen Linh An; quả bưởi Xuân Khê; quả bưởi Chân Lý; Giò lụa; xúc xích; giăm bông; lạp xưởng) tại các xã Hợp Lý, Nguyên Lý, Hòa Hậu, Công Lý, Nhân Bình, Chính Lý, Trần Hưng Đạo, Xuân Khê, Chân Lý;
Xác định Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của người dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới, trong tháng các phòng, ban, ngành có liên quan tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đôn đốc, hướng dẫn các chủ thể hoàn thiện hồ sơ sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP năm 2024 (bánh đa nem xã Chân Lý, Đạo Lý; cá kho Cường Nga xã Hòa Hậu, trứng gà xã Đức Lý).
Một số tồn tại, hạn chế: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành ở một số địa phương chưa quyết liệt; sự vào cuộc của hệ thống chính trị chưa cao; sự tham gia của người dân chưa tích cực; việc duy trì nâng cao chất lượng và hoàn thiện các tiêu chí, chỉ tiêu theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021 - 2025 còn chậm; nhiều chỉ tiêu động không ổn định mức độ đạt chuẩn (môi trường, y tế,...).
3. Nhiệm vụ trọng tâm tháng tới
- Tiếp tục chỉ đạo các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, đồng thời tiếp tục phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
- Tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, chủ động chăm sóc cây trồng, vật nuôi; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, làng nghề... tạo việc làm, tăng thu nhập cho Nhân dân.
- Chỉ đạo, đôn đốc các xã tiếp tục triển khai thực hiện nâng cao chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu, nhất là các tiêu chí về thu nhập, vệ sinh môi trường, y tế,…; chỉ đạo 05 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí chưa đạt và hoàn thiện các hồ sơ liên quan các tiêu chí, chỉ tiêu.
- Tăng cường trồng và chăm sóc hoa, cây xanh trên các tuyến đường liên xã, liên thôn, các điểm công cộng, tạo cảnh quan môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp, văn minh.
- Huy động mọi nguồn lực tập trung chỉnh trang, nâng cấp hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất văn hóa,... giám sát và đôn đốc tiến độ thi công các dự án đầu tư trên địa bàn.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu; tổ chức giao ban đánh giá kết quả, tiến độ thực hiện; kịp thời có những giải pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Các ngành liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được phân công phụ trách tiêu chí thường xuyên bám sát cơ sở, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn địa phương tập trung triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc ở cơ sở và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu phụ trách.
NHIỆM VỤ CÔNG TÁC TRỌNG TÂM
THÁNG 9 NĂM 2024
1. Tiếp tục quán triệt, thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị gắn với thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị. Đẩy mạnh tuyên truyền kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, trọng tâm là tuyên truyền công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm, công tác xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
2. Chỉ đạo ban hành một số văn bản lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
3. Chỉ đạo rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2020 - 2025, 2021 - 2026, 2025 - 2030, 2026 - 2031 đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý. Tiếp tục thực hiện công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ các tổ chức cơ sở đảng, các cơ quan, đơn vị khi khuyết thiếu; bổ nhiệm lại; công tác luân chuyển, điều động cán bộ đảm bảo đúng quy trình, quy định. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, xây dựng chi bộ kiểu mẫu.
4. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện xây dựng dự thảo các văn bản thực hiện cuộc giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Thông báo kết luận của Thường trực Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ năm 2022, 2023 đối với Đảng ủy các xã: Nhân Thịnh, Đức Lý. UBKT Huyện ủy xây dựng dự thảo các văn bản thực hiện cuộc kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng; việc thu, chi đảng phí, sử dụng tài chính đảng đối với Đảng ủy và UBKT Đảng ủy Công an huyện, Trung tâm Y tế huyện.
5. Chỉ đạo Khối dân vận, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Chỉ đạo tiếp tục thực hiện tốt các mô hình, đề án; tập trung chỉ đạo thực hiện mô hình “Dân vận khéo” về “Bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi hộ gia đình trong khu dân cư” giai đoạn 2024 - 2025.… Nâng cao chất lượng công tác dân vận chính quyền, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội. Tổ chức vòng chung khảo Hội thi “Dân vận khéo” huyện Lý Nhân năm 2024.
6. Tiếp tục đổi mới việc tiếp xúc cử tri, nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc giám sát của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND. Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính; đổi mới lề lối làm việc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương.
7. Tiếp tục chỉ đạo công tác chăm sóc lúa, trồng và chăm sóc cây màu vụ mùa. Đôn đốc các địa phương trồng và chăm sóc hoa, cây xanh trên các tuyến đường liên xã, liên thôn, các điểm công cộng tạo cảnh quan môi trường nông thôn. Giám sát, theo dõi tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Chỉ đạo nâng cao chất lượng các chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng nông thôn mới; đẩy nhanh tiến độ xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
8. Chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Thực hiện tốt công tác thu hồi đất, đấu giá, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công tác vệ sinh môi trường. Chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn tồn đọng trên địa bàn 21 xã, thị trấn. Chỉ đạo tập trung tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng đảm bảo tiến độ các dự án; đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án. Chỉ đạo thực hiện hiệu quả việc thu ngân sách trên địa bàn huyện. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất, tăng thu ngân sách cho địa phương.
9. Chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền các ngày kỷ niệm, các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đẩy mạnh phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao quần chúng ở cơ sở. Tiếp tục thực hiện tốt chế độ chính sách đối với người có công, người nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội.
10. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác quân sự - quốc phòng địa phương. Chỉ đạo làm tốt công tác chuẩn bị cho nhiệm vụ diễn tập khu vực phòng thủ huyện. Tiếp tục triển khai các thủ tục khởi công dự án xây dựng công trình quân sự trong căn cứ chiến đấu và dự án xây dựng Sở chỉ huy diễn tập khu vực phòng thủ huyện. Chuẩn bị các điều kiện triển khai đề án “Xây dựng trụ sở Ban CHQS cấp xã”.
Tăng cường công tác nắm tình hình đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường tuần tra, kiểm soát phòng ngừa, đấu tranh tội phạm; bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng trên địa bàn. Chỉ đạo tiếp tục thực hiện Đề án 06 của Chính phủ. Làm tốt công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự, dân sự đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Tăng cường công tác đối thoại; duy trì nghiêm lịch tiếp dân; tập trung giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.
VẤN ĐỀ HÔM NAY
Tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, thực hiện di chuyển mồ mả nhỏ lẻ về nghĩa trang tập trung
Thực hiện Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND, ngày 08/12/2021 của HĐND tỉnh về “Quy định chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng và di chuyển phần mộ riêng lẻ về nghĩa trang tập trung trên địa bàn tỉnh Hà Nam”; Quyết định số 03/2022/QĐ-UBND ngày, 06/02/2022 của UBND tỉnh Hà Nam “Quy định việc thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng và di chuyển phần mộ riêng lẻ về nghĩa trang tập trung trên địa bàn tỉnh Hà Nam”). UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 98/KH-UBND, ngày 21/10/2022 về “rà soát, di chuyển phần mộ nhỏ lẻ về nghĩa trang tập trung trên địa bàn huyện Lý Nhân” và thành lập Tổ thẩm định phương án hỗ trợ di chuyển phần mộ riêng lẻ về nghĩa trang tập trung; chỉ đạo các phòng, ban, ngành theo chức năng hướng dẫn, đôn đốc, tạo điều kiện để tổ chức di dời các phần mộ riêng lẻ về nghĩa trang tập trung thuận lợi và hiệu quả; MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội huyện phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, vận động; các xã, thị trấn chủ động triển khai thực hiện. Kết quả đến nay: đã thực hiện di dời được 1.586 phần mộ riêng lẻ về nghĩa trang tập trung của các xã, thị trấn; trong đó: cuối năm 2023, đầu năm 2024 di chuyển được 661 ngôi, tập trung ở các dự án Khu đô thị khu vực phía Bắc đô thị Nhân Mỹ, Khu công nghệ cao Hà Nam, Cụm công nghiệp Thái Hà... Ủy ban nhân dân huyện đã phê duyệt phương án hỗ trợ cho các hộ đã di chuyển các phần mộ riêng lẻ về nghĩa trang tập trung với tổng số tiền hỗ trợ là: 8.712.186.000 đồng. Phấn đấu trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 di chuyển được khoảng 500 ngôi, riêng Khu công nghệ cao Hà Nam phấn đấu di chuyển đạt 100%.
Với kết quả trên đã góp phần tích cực nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo không gian quỹ đất, thu hút nhà đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh của địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần cho người dân trên địa bàn huyện; đồng thời từng bước hình thành các nghĩa trang tập trung, nhằm đảm bảo môi trường, cải tạo cảnh quan đô thị và nông thôn.
Tuy nhiên, đến nay tiến độ thực hiện ở một số địa phương vẫn còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là các khu vực đã được quy hoạch phát triển các dự án trọng điểm và thu hút đầu tư; các nghĩa trang tập trung chưa được mở rộng, hạ tầng còn kém; việc xác định thân nhân của các phần mộ riêng lẻ còn khó khăn... Nguyên nhân: một số cấp ủy, chính quyền địa phương thiếu quyết liệt, chưa chủ động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện; công tác tuyên truyền, vận động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ thôn, tổ dân phố chưa sâu sát, chưa được thường xuyên, liên tục...
Để khắc phục tình trạng trên, thời gian tới cấp ủy, chính quyền, các ngành, địa phương tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:
Một là, Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện di chuyển mồ mả riêng lẻ về nghĩa trang tập trung, nhất là khu vực thực hiện các dự án trọng điểm nhằm đáp ứng yêu cầu về tiến độ thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm là: quy hoạch Dự án Khu công nghệ cao Hà Nam (xã Trần Hưng Đạo…); Dự án quy hoạch Khu đô thị Thái Hà, Khu công nghiệp Thái Hà 2 (Chân Lý, Bắc Lý); Cụm Công nghiệp Thái Hà; Đô thị Nhân Mỹ; Đô thị Hòa Hậu, Đô thị Vĩnh Trụ; các khu đô thị, khu dân cư, khu nhà ở, khu đấu giá đất của các xã.
Hai là, Tập trung chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã, thị trấn phối hợp xác định các nghĩa trang cần cải tạo, mở rộng để chuẩn bị quỹ đất phục vụ việc di chuyển mồ mả riêng lẻ theo kế hoạch. Xây dựng phương án bố trí mặt bằng quy hoạch tại nghĩa trang tập trung để các hộ thực hiện di chuyển mộ nhỏ lẻ về nghĩa trang tập trung đảm bảo kịp tiến độ kế hoạch đề ra;
Tiếp tục thực hiện rà soát thân nhân, lập danh sách các phần mộ riêng lẻ thuộc diện phải chuyển về nghĩa trang tập trung theo quy định. Thực hiện kiểm kê, xây dựng phương án hỗ trợ các phần mộ riêng lẻ, thẩm định và phê duyệt phương án, công khai phương án, hoàn thiện các thủ tục hồ sơ theo quy định để cấp, chi trả tiền cho các hộ di chuyển phần mộ đảm bảo công khai, dân chủ, tạo niềm tin trong Nhân dân.
Ba là, Cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn tập trung quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; tiếp tục triển khai kế hoạch di chuyển phần mộ riêng lẻ về nghĩa trang tập trung đến thôn, tổ dân phố và từng hộ gia đình; chủ động thực hiện di chuyển phần mộ riêng lẻ linh hoạt, đảm bảo thuần phong mỹ tục và điều kiện của từng địa phương; phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra, trong đó lưu ý tập trung sớm triển khai đối với các khu vực trọng điểm cần ưu tiên thu hút đầu tư theo đúng tinh thần chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện.
Bốn là, Các phòng: Kinh tế và Hạ tầng; Tài nguyên và Môi trường; Trung tâm phát triển quỹ đất; Tài chính - Kế hoạch và các cơ quan liên quan theo chức năng nhiệm vụ chủ động phối hợp kiểm tra, đôn đốc các xã, thị trấn thực hiện đảm bảo tiến độ; kịp thời báo cáo, đề xuất UBND huyện chỉ đạo, giải quyết các nội dung vướng mắc, khó khăn theo đúng quy định.
Năm là, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện tiếp tục tăng cường thời lượng tuyên truyền chủ trương, chính sách về di chuyển mộ nhỏ lẻ trên hệ thống truyền thanh của huyện và Đài Truyền thanh các xã, thị trấn; trên trang thông tin điện tử,… để người dân hiểu và đồng thuận trong quá trình triển khai thực hiện.
Sáu là, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội huyện tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và Nhân dân đồng thuận, chủ động thực hiện di chuyển mộ nhỏ lẻ về nghĩa trang tập trung phục vụ triển khai dự án trọng điểm và góp phần tạo cảnh quan, môi trường, mỹ quan đô thị và nông thôn, đồng thời tuân thủ nghiêm các quy định về sử dụng đất nghĩa trang.
GƯƠNG NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT
Hội viên nông dân phát triển kinh tế
từ việc trồng cây ăn quả
Hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về với cuộc sống đời thường, ông Nguyễn Văn Liên, thôn Nha Tiến, xã Nhân Bình vẫn luôn giữ vững và phát huy phẩm chất cao đẹp "Bộ đội Cụ Hồ", tích cực lao động sản xuất phát triển kinh tế gia đình và hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động xây dựng phát triển quê hương.
Trước đây kinh tế gia đình ông Nguyễn Văn Liên gặp không ít khó khăn. Với ý chí quyết tâm và bản tính cần cù, chịu thương, chịu khó, ông đã mạnh dạn thuê 1,2 ha đất UB để trồng các loại cây ăn quả cho thu nhập cao như: ổi, vải, hồng xiêm, nhãn, bưởi…
Ban đầu, việc cải tạo đất cũng đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian, ngoài ra còn nhiều khó khăn về giống, vốn và kỹ thuật (do canh tác theo hướng truyền thống nên năng suất và chất lượng quả không cao, khó cạnh tranh thị trường). Trăn trở nhiều, ông Liên đã tìm đến những mô hình hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm và áp dụng; sau một thời gian, năng suất và chất lượng quả được nâng lên rõ rệt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho cả gia đình.
Những năm 2000 - 2001 rộ lên phong trào trồng cây bưởi Diễn cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, gia đình ông đã mua thêm đất và trồng toàn bộ gần 01 mẫu bưởi Diễn, mỗi vụ trừ chi phí, gia đình ông thu nhập từ 200 đến 250 triệu đồng.
Không chỉ là hội viên nông dân làm kinh tế giỏi tiêu biểu của địa phương, ông Nguyễn Văn Liên còn là một hội viên Hội Cựu chiến binh (CCB) gương mẫu, đi đầu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Từ năm 2011 đến nay, ông là Tổ trưởng Tổ tự quản an toàn giao thông (TTATGT) thôn Nha Tiến. Tổ gồm 06 thành viên đều là hội viên Hội Nông dân, cũng là hội viên Hội Cựu chiến binh tham gia trên tinh thần tự nguyện để điều tiết giao thông tại khu vực cổng trường vào giờ đi học, tan trường, góp phần giúp các cháu học sinh và Nhân dân tham gia giao thông được an toàn. Bên cạnh đó, Tổ còn tích cực tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân nâng cao ý thức tự giác chấp hành và tham gia giữ gìn TTATGT. Suốt 13 năm qua, với tinh thần tự nguyện, nhiệt huyết, hăng hái, trách nhiệm, Tổ tự quản TTATGT do ông Nguyễn Văn Liên làm Tổ trưởng đã góp phần tích cực vào việc xây dựng đời sống văn hóa, bảo đảm TTATGT, giảm thiểu va chạm, tai nạn giao thông ở địa phương.
Cần cù, chịu khó, ham học hỏi, kịp thời nắm bắt cơ hội để phát triển kinh tế, đến nay ông Nguyễn Văn Liên đã có một mô hình kinh tế ổn định, là tấm gương sáng trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi tại địa phương. Và với những đóng góp tích cực cho cộng đồng, ông đã được các cấp, các ngành tặng nhiều bằng khen và giấy khen. Đặc biệt, năm 2022, ông Nguyễn Văn Liên vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2021.
ĐỊNH HƯỚNG TUYÊN TRUYỀN
1. Tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các văn bản của Trung ương, của tỉnh: Tiếp tục tuyên truyền nội dung các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, kế hoạch của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và của Tỉnh ủy đang được triển khai và mới ban hành, nhất là Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024. Tiếp tục tuyên truyền kết quả Hội nghị lần thứ Chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV, kết quả Kỳ họp chuyên đề, Kỳ họp thường lệ giữa năm của HĐND các cấp.
2. Tiếp tục tuyên truyền các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị gắn với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kết quả thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương về xây dựng Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 09/5/2024 của Bộ Chính trị “về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới” gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
3. Tuyên truyền đầy đủ, đậm nét có chiều sâu công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và kết quả phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng tháng 8 và nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tháng 9 năm 2024. Tập trung tuyên truyền công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm của huyện; Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Tuyên truyền kết quả thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị gắn với chuyên đề học tập năm 2024 - 2025; đẩy mạnh tuyên truyền những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Đất nước và các tác phẩm của Người, trọng tâm là tác phẩm: "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" ; tác phẩm "Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam"; tác phẩm "Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”... tới toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
5. Tuyên truyền kết quả hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước thời gian gần đây; khẳng định sự chủ động, nỗ lực, tích cực của Đảng, Nhà nước và ngành ngoại giao trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động; tuyên truyền quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thông tin đối ngoại theo tinh thần tại Kết luận số 57-KL/TW, ngày 15/6/2023 của Bộ Chính trị “về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới”.
6. Tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiểu đúng những quan điểm của Đảng, Nhà nước về tình hình thế giới như xung đột vũ trang ở Trung Đông, xung đột nội chiến ở Myanmar, chiến tranh Nga - Ukraina và công tác bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo; đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, gây bất ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, nhất là quyền tự do tôn giáo, dân sự, chính trị, bảo đảm an sinh xã hội cho nhóm yếu thế, nạn nhân mua bán người, tích cực đấu tranh phản bác các thông tin, nhận xét phiến diện trong báo cáo của một số tổ chức quốc tế về vấn đề nhân quyền Việt Nam.
7. Tuyên truyền, phổ biến các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng; tuyên truyền ngăn chặn, phòng ngừa hoạt động mua/bán tài khoản thanh toán của học sinh, sinh viên để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; tuyên truyền các hoạt động khuyến mại, không để xảy ra hiện tượng lợi dụng hoạt động khuyến mại để bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng gần hết hạn sử dụng, tự ý nâng giá sản phẩm lên cao rồi thực hiện giảm giá nhằm đánh lừa tâm lý người tiêu dùng.
8. Tiếp tục tuyên truyền hưởng ứng Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX - năm 2024; Giải Diên hồng lần thứ III năm 2025; hưởng ứng cuộc thi sáng tác nghệ thuật thơ, ca khúc về ngành Cơ yếu Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống; hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Đất đai năm 2024 trên Trang Thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên.
9. Tiếp tục tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm, nhất là công tác phòng chống dịch bạch hầu, ho gà trên địa bàn; chủ động công tác phòng chống thiên tai; các biện pháp phòng, chống cháy nổ; công tác đảm bảo an toàn giao thông; tiết kiệm, sử dụng năng lượng điện hợp lý trong mùa nắng nóng; phòng, chống đuối nước cho trẻ em; chăm sóc, bảo vệ lúa và cây màu vụ chiêm.
10. Tổ chức tuyên truyền các ngày lễ lớn và các sự kiện lịch sử quan trọng trong tháng 9 như: Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2024) và 55 năm Ngày mất của Người (02/9/1969 - 02/9/2024); 79 năm cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024); 122 năm Ngày sinh đồng chí Lê Hồng Phong, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (6/9/1902-6/9/2024); 69 năm thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (10/9/1955-10/9/2023); 79 năm Ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam (07/9/1945 - 07/9/2024); 47 năm ngày Việt Nam là thành viên Liên Hợp quốc (20/9/1977-20/9/2024); Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường (5/9).
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch: nhận diện âm mưu lợi dụng bạo loạn, biểu tình ở một số nước nhằm kích động "cách mạng màu"
tại Việt Nam
Những ngày qua, hình ảnh cuộc xung đột vũ trang ở Myanmar và cuộc biểu tình, bạo loạn tại Bangladesh, Venezuela được đưa rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội. Bên cạnh những lo ngại về hậu quả ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của người dân do cuộc xung đột vũ trang và những gì đang diễn ra ở các quốc gia nói trên thì trên không gian mạng, các thế lực thù địch và các tổ chức, phần tử phản động lưu vong đã triệt để lợi dụng vấn đề này để tung tin xuyên tạc, sai sự thật, tiến tới kích động những người thiếu hiểu biết nhằm thực hiện âm mưu “cách mạng màu” tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, từ lâu các thế lực thù địch cũng đã triệt để lợi dụng không gian mạng nhằm thực hiện âm mưu “cách mạng màu” và đã gây ra một số vụ việc phức tạp, gây rối an ninh, trật tự. Điều dễ nhận thấy là các hoạt động của các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lưu vong và đối tượng chống đối đều thể hiện có mục tiêu tôn chỉ được tổ chức khá chặt chẽ, bài bản.
Lợi dụng những vấn đề nóng trong đời sống xã hội như ô nhiễm môi trường, khiếu kiện đất đai, chủ quyền biển đảo, các đối tượng đưa ra các thông tin sai trái, xuyên tạc “chính quyền đàn áp dân”, từ đó kêu gọi tụ tập gây rối, biểu tình, bạo loạn, đập phá trụ sở, tài sản, tấn công cảnh sát, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, phá hoại sự ổn định phát triển đất nước. Hầu hết các tổ chức phản động đều xây dựng tài khoản mạng xã hội tổ chức thành hệ thống các kênh truyền thông, chỉ đạo chặt chẽ từ bên ngoài thông qua các phần tử chống phá bên trong.
Với những hoạt động chống phá thời gian qua của các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lưu vong và đối tượng chống đối có thể nhận thấy các chiêu trò, thủ đoạn như: Xuyên tạc phá hoại nền tảng tư tưởng, xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; gây mâu thuẫn nội bộ, công kích, bôi nhọ và hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước; thông qua truyền thông mạng xã hội để kêu gọi, kích động biểu tình, gây mất an ninh, trật tự an toàn xã hội. Chúng sử dụng kỹ thuật hiện đại, lợi dụng lỗ hổng bảo mật để xâm nhập chiếm đoạt bí mật nhà nước, lấy cắp thông tin nội bộ, các phát minh, sáng chế nhằm gây thiệt hại cho kinh tế nước ta.
Đối tượng mà các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lưu vong nhắm đến là số đối tượng chống đối trong nước, những người có định kiến với Đảng, Nhà nước, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đồng thời, các tổ chức phản động tuyên truyền, lôi kéo người dân tham gia vào các hội nhóm do chúng lập ra; xâm nhập vào các diễn đàn, mạng xã hội, nhất là đối với giới trẻ để phát hiện, tập hợp lực lượng, xây dựng ngọn cờ, tiến tới hình thành và công khai hóa tổ chức núp dưới danh nghĩa các tổ chức xã hội dân sự hay tổ chức phản biện xã hội.
Thời gian qua, một số tổ chức phản động thường đội lốt “dân chủ”, “nhân quyền”, “xã hội dân sự” để kêu gọi, cấu kết lực lượng thực hiện ý đồ chống phá Đảng, Nhà nước. Hành vi của chúng đã gây tác động tiêu cực đến đời sống chính trị, xã hội nước ta, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự. Các tổ chức này tìm cách móc nối, tuyển chọn một số thanh niên trong nước đưa ra nước ngoài đào tạo nhưng thực chất là để tập hợp lực lượng, kích động bạo loạn, biểu tình trong nước, gây dựng các tổ chức chính trị đối lập.
Vì vậy, cần xây dựng và phát huy vai trò của thông tin chính thống trên các nền tảng truyền thống và hướng tới phát triển thông tin chính thống trên không gian mạng, qua đó cung cấp thông tin chính thống kịp thời và chính xác, tránh tạo khoảng trống thông tin để các đối tượng phản động lợi dụng phát tán các thông tin xuyên tạc. Từ đó tạo ra không gian an toàn cho quần chúng nhân dân được tiếp cận với thông tin chính thống để “miễn nhiễm” thông tin xuyên tạc, sai sự thật, kích động từ các tổ chức và đối tượng chống đối.
Tăng cường công tác vận động quần chúng, nhất là vận động đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Tập trung phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao trình độ dân trí, đảm bảo đời sống cho Nhân dân, từ đó người dân yên tâm lao động, đời sống nâng cao thì không dễ bị các đối tượng kích động, lôi kéo. Bên cạnh đó, cũng cần công khai, minh bạch, xử lý và thông tin kịp thời những vụ việc phức tạp để người dân được tiếp cận tình hình, không để các thế lực thù địch lợi dụng, bịa đặt, gây hoang mang trong dư luận.
Đặc biệt, quan tâm đến công tác tuyên truyền với sinh viên, thanh niên, trí thức - đây là lực lượng chiếm tỷ lệ đông đảo trong các cuộc biểu tình của “cách mạng màu” đã xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, các tổ chức như Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam… cần đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, cảnh báo để thanh niên, sinh viên hiểu rõ âm mưu và bản chất của “cách mạng màu”, tránh xa các tổ chức đội lốt xã hội dân sự, các phong trào mạo danh “yêu nước” nhưng thực chất là kêu gọi tụ tập, gây rối an ninh, trật tự; cảnh giác với các khoản học bổng núp dưới danh nghĩa tổ chức phi chính phủ (NGO) hoặc các tổ chức dân sự trá hình.
Từ đó, thông qua các diễn đàn trên các mạng xã hội với nhiều hình thức phong phú để thu hút cộng đồng trẻ tham gia. Tại các diễn đàn đó, cần cung cấp thường xuyên dưới nhiều hình thức hấp dẫn như hỏi - đáp, thi tìm hiểu... về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt là thông tin về bản chất, âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch...
Hiểu bản chất của "cách mạng màu" là điều hết sức quan trọng để mỗi người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ Việt Nam ngày hôm nay hiểu được giá trị vĩ đại của các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và sự nghiệp đổi mới. Đó cũng là cơ sở để giới trẻ không bị mơ hồ, ảo tưởng bởi những luận thuyết kêu gọi cách mạng đường phố, phản kháng phi bạo lực, xúi giục đấu tranh đòi lật đổ chế độ mà kẻ địch rêu rao “vì tương lai tốt đẹp”./.