Điều kiện Tự nhiên

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Lý Nhân nằm ở hướng đông tỉnh Hà Nam, trên hữu ngạn sông Hồng. Phía bắc giáp ranh với huyện Duy Tiên, phía tây có dòng sông Châu giang làm đường phân ranh với huyện Bình Lục, còn phía đông, đối diện với tỉnh Thái Bình bên tả ngạn sông Hồng dọc suốt chiều dài của huyện. Lý Nhân là nơi giàu truyền thống văn hóa cũng như lịch sử. Chính tại nơi đây đã phát hiện được trống đồng cổ, còn nguyên vẹn và có nhiều giá trị nghệ thuật nhất [1], thuộc văn hóa Đông Sơn - đó là trống đồng Ngọc Lũ. Được phát hiện ở xã Như Trác năm 1893-1894[2], nhưng được đem tặng cho xã Ngọc Lũ huyện Bình Lục nên có tên là Trống đồng Ngọc Lũ, nơi đây cũng là nơi phát hiện cuốn sách đồng cổ nhất Việt Nam, hiện nay nó vẫn đang được lưu giữ ở nơi đã tìm ra nó ở xã Đức Lý.

 

HÀNH CHÍNH

Lý Nhân bao gồm thị trấn Vĩnh Trụ và 24 xã:

Xã Xuân Khê
Xã Hợp Lý
Xã Chính Lý, bao gồm xã Hùng Lý cũ, quê hương cụ Nguyễn Mạnh Hà
Xã Nguyên Lý
Xã Văn Lý (gồm thôn An Lạng, Quan Thượng, Quan Hạ, Văn Quan, Quan Trung, Tả Hà). Đây là một xã nghèo nhưng có truyền thống hiếu học từ lâu đời. Đây cũng là quê hương của danh nhân Trần Mạnh Khoa.
Xã Công Lý
Xã Đạo Lý
Xã Bắc Lý
Xã Chân Lý: Nơi đây có đền bà Vũ (Vũ Nương)- Người con gái Nam Xương nổi tiếng đã được học trong SGK. Đền thờ nằm bên cạnh sông Hồng, thuộc địa phận thôn Vũ Điện. Đây được coi là xã rộng nhất huyện bởi sự trải rộng và dọc dài theo triền đê sông Hồng. Xã gồm một số thôn như Vũ Điện, Đồng Lư (Hạ-Trung-Thượng), Trẹm Khê, Phú Lư, Đồng Yên (Hồng Lý). Đây cũng là quê hương của Phó Chủ tịch Nước đương chức, bà Nguyễn Thị Doan.
Xã Đức Lý
Xã Đồng Lý
Xã Nhân Khang
Xã Nhân Chính
Xã Nhân Đạo: có đền Trần Thương (có tên này do đền thuộc địa phận thôn Trần Thương), thờ Trần Hưng Đạo.
Xã Nhân Thịnh
Xã Nhân Hưng
Xã Nhân Nghĩa
Xã Nhân Bình
Xã Nhân Mỹ
Xã Nhân Tiến
Xã Nhân Thắng
Xã Hòa Hậu: Chính tại nơi đây nhà văn Nam Cao (tên thật là Trần Hữu Tri) đã được sinh ra và lớn lên. Nơi đây cũng là nguyên tác của những truyện ngắn bất hủ của nhà văn. Không những thế nơi đây còn là quê hương của cây chuối Ngự nổi tiếng được tiến vua. Mặc dù cũng có nhiều nơi trồng được chuối Ngự nhưng chuối Ngự được trồng ở đây mới là thơm ngon nhất.
Xã Nhân Hậu
Xã Phú Phúc (nguyên là xã Nhân Phú và xã Nhân Phúc sáp nhập)

 
  

 

 

Thông tin mới nhất
Văn bản - Thông báo
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0