-
Lý Nhân nằm ở hướng đông tỉnh Hà Nam, trên hữu ngạn sông Hồng. Phía bắc giáp ranh với huyện Duy Tiên, phía tây có dòng sông Châu giang làm đường phân ranh với huyện Bình Lục, còn phía đông, đối diện với tỉnh Thái Bình bên tả ngạn sông Hồng dọc suốt chiều dài của huyện. Lý Nhân là nơi giàu truyền thống văn hóa cũng như lịch sử. Chính tại nơi đây đã phát hiện được trống đồng cổ, còn nguyên vẹn và có nhiều giá trị nghệ thuật nhất [1], thuộc văn hóa Đông Sơn - đó là trống đồng Ngọc Lũ. Được phát hiện ở xã Như Trác năm 1893-1894[2], nhưng được đem tặng cho xã Ngọc Lũ huyện Bình Lục nên có tên là Trống đồng Ngọc Lũ, nơi đây cũng là nơi phát hiện cuốn sách đồng cổ nhất Việt Nam, hiện nay nó vẫn đang được lưu giữ ở nơi đã tìm ra nó ở xã Đức Lý.
-
Lý Nhân nằm ở hướng đông tỉnh Hà Nam, trên hữu ngạn sông Hồng. Phía bắc giáp ranh với huyện Duy Tiên, phía tây có dòng sông Châu giang làm đường phân ranh với huyện Bình Lục, còn phía đông, đối diện với tỉnh Thái Bình bên tả ngạn sông Hồng dọc suốt chiều dài của huyện. Lý Nhân là nơi giàu truyền thống văn hóa cũng như lịch sử. Chính tại nơi đây đã phát hiện được trống đồng cổ, còn nguyên vẹn và có nhiều giá trị nghệ thuật nhất [1], thuộc văn hóa Đông Sơn - đó là trống đồng Ngọc Lũ. Được phát hiện ở xã Như Trác năm 1893-1894[2], nhưng được đem tặng cho xã Ngọc Lũ huyện Bình Lục nên có tên là Trống đồng Ngọc Lũ, nơi đây cũng là nơi phát hiện cuốn sách đồng cổ nhất Việt Nam, hiện nay nó vẫn đang được lưu giữ ở nơi đã tìm ra nó ở xã Đức Lý.