Thông tin nội bộ tháng 05 năm 2023

 

 

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 

 

Tháng 5 nhớ Bác

 

          Tháng 5 về cũng là dịp để toàn thể nhân dân ở khắp các miền quê Việt Nam cũng như bạn bè năm châu hướng về ngày kỷ niệm vô cùng đặc biệt - kỷ niệm 128 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -  19/5/2018 ).

          Chủ tịch Hồ Chí Minh là hình ảnh của một người Việt Nam đẹp nhất trong những người Việt Nam đẹp nhất, một ngôi sao sáng nhất trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Sinh thời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, lớn mà không làm ra vĩ đại, sáng chói mà không choáng ngợp, gặp lần đầu mà như đã gặp từ lâu”. Từ Hồ Chí Minh tỏa ra một sự ấm áp, giản dị đến lạ kỳ mà bất kỳ ai dù chỉ mới gặp một lần, hay những ai chưa từng vinh dự được gặp, chỉ nghe và biết về Người qua những trang sách, lời kể nhưng đều có chung một cảm giác: Người vô cùng ấm áp, giản dị và bao dung. Cuộc đời của vị Chủ tịch nước thanh cao, mộc mạc toát ra từ phong cách ứng xử, phong cách làm việc, phong cách sinh hoạt.. hằng ngày của Người. Có lẽ, chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc Việt Nam lại có một vị lãnh tụ giản dị và gần gũi với mọi người đến vậy.

          Chủ tịch Hồ Chí Minh - con người đại diện cho cả một dân tộc - một Việt Nam thu nhỏ với giá trị tinh túy nhất: hình ảnh của một dân tộc anh hùng, một dân tộc yêu chuộng hòa bình với những con người vô cùng dũng cảm, kiên cường trong đấu tranh giành độc lập tự do cho mình.

          Đau xót trước nỗi đau của đồng bào, của quê hương, với tinh thần yêu nước mãnh liệt, người con ưu tú của dân tộc đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Trở về quê hương sau bao năm xa cách, Người chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi sóng ghềnh khó khăn, vượt qua mọi thách thức cập bến bờ thành công. Bác là “ngọn hải đăng”, là người dẫn đường chỉ lối, là niềm tin là sức mạnh, cùng với sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã làm nên những chiến công vang dội, những chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” - những chiến thắng oanh liệt, chiến thắng của sự chính nghĩa của một dân tộc anh hùng quyết chiến đấu bảo vệ nền độc lập dân tộc.

          Kỷ niệm ngày sinh nhật của Bác năm nay khi toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân ta đang quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ XIII và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương. Năm 2023 cũng là năm thứ ba toàn Ðảng, toàn dân ta thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị "về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Đó thực sự là nội dung học tập vô cùng ý nghĩa, là kim chỉ nam vô cùng cần thiết trong cuộc sống của mỗi người, đặc biệt đối với mỗi cán bộ, đảng viên.

          Nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Người, muôn triệu trái tim Việt Nam xin kính dâng lên Người bó hoa đẹp nhất cùng sự biết ơn với những công lao to lớn mà Người mang lại cho dân tộc.

 

TIN TRONG HUYỆN

 

ĐIỂM TIN NỔI BẬT

 

CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG, PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG - AN NINH

THÁNG 4 NĂM 2023

 

         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

 

          1. Về công tác chỉ đạo, điều hành

Chỉ đạo các xã tiếp tục triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Chú trọng thực hiện các tiêu chí động, chỉnh trang cảnh quan, môi trường.

Tập trung chỉ đạo khắc phục thiên tai, chủ động chăm sóc, bảo vệ cây trồng - vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đẩy mạnh phát triển công nghiệp - dịch vụ - thương mại, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện.

2. Kết quả thực hiện

Trong tháng các xã tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, Đề án Mỗi xã 01 sản phẩm. Các ngành liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được phân công phụ trách tiêu chí đôn đốc, hướng dẫn đảm bảo duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu. Đôn đốc các địa phương rà soát kết quả thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

- Chỉ đạo 02 xã Chính Lý, Trần Hưng Đạo tiếp tục thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.

Hướng dẫn các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu; đôn đốc 02 xã Chính Lý, Trần Hưng Đạo hoàn thiện hồ sơ trình UBND huyện thẩm tra. Triển khai chăm sóc cây trồng vụ Xuân 2023.

 Kết quả đến nay:

+ Xã Chính Lý: 16/19 tiêu chí với 53/57 chỉ tiêu nông thôn mới; đạt 16/19 tiêu chí với 68/75 chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao.

+ Xã Trần Hưng Đạo: 18/19 tiêu chí với 56/57 chỉ tiêu nông thôn mới; đạt 18/19 tiêu chí với 72/75 chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao.

- Tổ chức Hội nghị làm việc với các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023 (Tiến Thắng, Nguyên Lý, Công Lý) về kết quả xây dựng NTM.

Tập trung tuyên truyền vận động nhân dân dọn vệ sinh môi trường trên các tuyến đường, nơi công cộng. Tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế. Tập trung chỉnh trang, nâng cấp sửa chữa các hạng mục về giao thông, xây dựng cơ sở trường học, trụ sở làm việc, Nhà văn hóa trung tâm và một số công trình khác; chỉnh trang, bổ sung trang thiết bị, khánh tiết các nhà văn hóa theo quy định.

* Bên cạnh những kết quả đạt được, còn một số tồn tại, hạn chế đó là: Một số địa phương chưa quan tâm chỉ đạo việc nâng cao các chỉ tiêu, tiêu chí đã đạt, một số ngành liên quan của huyện chưa sâu sát, kiểm tra, đôn đốc thưởng xuyên, do đó một số chỉ tiêu, tiêu chí chưa đảm bảo, nhất là các tiêu chí động như tỷ lệ người dân có thể BHYT một số đơn vị còn thấp, công tác vệ sinh môi trường chưa đảm bảo.

          3- Nhiệm vụ thời gian tới

  - Chỉ đạo các xã tiếp tục rà soát, có kế hoạch cụ thể thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo Quyết định quy định bộ tiêu chí của tỉnh về xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025. Phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể nhân dân và trách nhiệm của ngườ dân trong việc tham gia thực hiện, nhất là công tác vệ sinh môi trường, tham gia BHYT.

- Đôn đốc các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, Chương trình Mỗi xã 01 sản phẩm đặc biệt 02 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Chính Lý, Trần Hưng Đạo).

- Thẩm tra kết quả xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao 02 xã Chính Lý, Trần Hưng Đạo.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí; tổ chức giao ban đánh giá kết quả, tiến độ thực hiện; kịp thời có những giải pháp giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.

- Tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ, làng nghề....để tăng thu nhập cho nhân dân.

- Huy động tối đa các nguồn lực tập trung chỉnh trang, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất văn hóa. Tiếp tục giám sát và đôn đốc tiến độ thi công, hoàn thiện công trình các dự án đang thi công trên địa bàn.

- Các ngành liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được phân công phụ trách tiêu chí đảm bảo duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu; kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện đảm bảo đạt hiệu quả.

 

 

NHIỆM VỤ CÔNG TÁC TRỌNG TÂM

THÁNG 5 NĂM 2023

 

         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VẤN ĐỀ HÔM NAY

 

Tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19

trên địa bàn huyện Lý nhân

 

Hiện nay, dịch Covid-19 hiện vẫn được Tổ chức Y tế thế giới đánh giá là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát với các biến thể mới.

Từ đầu tháng 4 đến nay trên địa bàn cả nước liên tục ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới ở mức cao, nhiều ca bệnh mắc mới được ghi nhận trong cộng đồng. Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Hà Nam, tình hình dịch COVID-19 trong những ngày qua có xu hướng gia tăng, trong tuần qua trên địa bàn huyện ghi nhận mỗi ngày có trên dưới hai chục ca mắc mới; tỷ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi chưa đạt 80% theo mục tiêu đề ra. 

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, UBND tỉnh Hà Nam và UBND huyện Lý Nhân đã có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn huyện. Để tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, trong thời gian tới đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị thực hiện tốt một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

 Một là, tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Y tế, của tỉnh, của huyện trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác. Các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và người dân tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước tình hình diễn biến của dịch bệnh COVID-19; thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo Nghị quyết số 38/NQ- CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ, Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2023 tại Quyết định số 1331/QĐ-BYT ngày 10/3/2023 của Bộ Y tế.

Hai là, tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, kiểm soát tình hình dịch, không để dịch bùng phát trở lại. Giám sát, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục, cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.

Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông phòng chống dịch Covid-19 như tăng thời lượng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin thường xuyên về tình hình diễn biến của dịch bệnh cũng như các biện pháp phòng chống dịch theo phương châm 2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân. Đặc biệt là khuyến cáo người dân thực hiện tốt các yêu cầu phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, khử khuẩn trong các cơ sở y tế, trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người.

Bốn là, Tiếp tục tiêm Vắc vin phòng Covid-19 đạt mục tiêu đề ra, tăng cường sự phối hợp của chính quyền địa phương với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động đối tượng tham gia tiêm vắc xin phòng Covid-19 nhất là nhóm đối tượng có nguy cơ cao, các nhóm chưa tiêm hoặc tiêm vắc xin chưa đủ liều theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Năm là, theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Chuẩn bị sẵn sàng trang thiết bị, vật tư, phương tiện, con người cho công tác phòng chống dịch, đáp ứng nhanh, sẵn sàng, kịp thời với các tình huống có thể xảy ra trên địa bàn.

 

Lý Nhân tổ chức thành công Đại hội

Hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ 2023-2028

 

Đại hội Hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ 2023-2028 là sự kiện chính trị quan trọng của giai cấp nông dân và tổ chức Hội nông dân Việt Nam; là cơ hội để đẩy mạnh công tác xây dựng hội nông dân các cấp, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh.

Hội Nông dân huyện Lý Nhân có 21 cơ sở Hội ở 21 xã, thị trấn với 140 chi hội theo địa bàn thôn, tổ dân phố. Thời gian qua, Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện Lý Nhân cùng với cấp ủy các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp Hội tổ chức đại hội theo kế hoạch đã đề ra. Đến ngày 31/12/2022, tất cả các chi hội trên địa bàn huyện đã hoàn thành đại hội; đến ngày 21/3/2023, 21/21 Hội Nông dân các xã, thị trấn đã tổ chức xong đại hội Hội Nông dân cấp xã; ngày 20, 21 /4/2023 tổ chức thành công Đại hội đại biểu Hội Nông dân huyện Lý Nhân lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023-2028 – đây là đại hội điểm Hội Nông dân cấp huyện của tỉnh.

Trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp Hội Nông dân huyện Lý Nhân thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh đất nước, huyện có những thuận lợi, khó khăn, thách thức nhất định. Song dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, tạo điều kiện của chính quyền và phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ, hội viên nông dân huyện Lý Nhân với tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, nêu cao tình thần trách nhiệm đã thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân huyện lần thứ X đã đề ra. Công tác Hội và phong trào nông dân đạt được kết quả đáng phấn khởi: công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Hội các cấp có nhiều đổi mới, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm; nội dung và phương thức hoạt động hướng về cơ sở, chi, tổ hội, hội viên; công tác tuyên truyền giáo dục của Hội được đổi mới; công tác xây dựng tổ chức Hội ngày càng được quan tâm; phong trào của Hội được tiếp tục nâng cao chất lượng; công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường… Hội Nông dân từ huyện đến cơ sở đã phát huy vai trò, chức năng nhiệm vụ của tổ chức Hội, do đó, các chỉ tiêu Đại hội các cấp đề ra đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức, tổ chức Hội ngày càng khẳng định vị thế, vai trò trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; vai trò đại diện của Hội trong việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân được phát huy.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế, đó là: Công tác tuyên truyền ở một số đơn vị có thời điểm chưa kịp thời, chất lượng chưa cao nên nhận thức của một bộ phận hội viên nông dân còn hạn chế. Việc nắm bắt và phản ánh dư luận xã hội ở một số đơn vị có lúc, có việc chưa kịp thời. Nội dung, phương thức hoạt động ở một số cơ sở hội, chi hội chậm đổi mới, chưa bám sát nhiệm vụ. Tỷ lệ hội viên tham gia sinh hoạt có chi hội, có thời điểm còn thấp. Công tác kiểm tra, giám sát ở một số cơ sở Hội thực hiện chưa hiệu quả. Các hoạt động hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế chưa đáp ứng được nhu cầu của hội viên, nông dân.

Đại hội Hội Nông dân các cấp trên địa bàn huyện được  tổ chức bảo đảm dân chủ, đúng nguyên tắc, quy trình, theo Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam và các văn bản hướng dẫn của Hội cấp trên. Báo cáo trình tại các Đại hội đánh giá chính xác kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân nhiệm kỳ 2018-2023. Kiểm điểm vai trò lãnh đạo, tuyên truyền và tổ chức thực hiện của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành. Chỉ rõ ưu điểm, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp công tác hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ 2023-2028, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Công tác nhân sự được quan tâm chỉ đạo kịp thời, đảm bảo đúng quy trình, cơ cấu, công khai, chặt chẽ. Thực hiện nghiêm túc các quy định  và quy chế bầu cử. Phát huy tinh thần dân chủ, tập trung trí tuệ, đại hội Hội Nông dân các cấp trên địa bàn huyện đã lựa chọn bầu những đại biểu tiêu biểu có đủ tiêu chuẩn, trình độ năng lực vào ban chấp hành nhiệm kỳ mới và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội cấp trên.

Đại hội Hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ 2023-2028 không chỉ là đợt sinh hoạt  chính trị sâu rộng tại các địa phương, mà còn tạo ra khí thế thi đua  sôi nổi, như ngày hội của toàn dân.

 

UBND xã Công Lý triển khai xây dựng mô hình

“Xã không có hoạt động tín dụng đen”

 

Tín dụng đen và những biến tướng của nó đã và đang gây ra những hệ lụy không lường trong xã hội. Do đó, để phòng ngừa và đấu tranh quyết liệt với những hoạt động của tín dụng đen trong đời sống xã hội, ngày 6/4/2023, UBND xã Công Lý triển khai xây dựng mô hình “Xã không có hoạt động tín dụng đen”.

Mô hình “Xã không có hoạt động tín dụng đen” nhằm mục đích nâng cao vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của quần chúng Nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”. Đồng thời đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức vận động Nhân dân, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của chính quyền, các ngành, đoàn thể, thôn xóm, dòng họ và người có uy tín trong cộng đồng dân cư tham gia xây dựng mô hình, góp phần đảm bảo tốt tình hình ANTT trên địa bàn.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy, UBND huyện; sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể của huyện; cấp ủy, chính quyền xã Công Lý đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn. An ninh chính trị được giữ vững ổn định, tình hình trật tự an toàn xã hội từng bước được cải thiện, chuyển biến rõ rệt qua từng năm, số vụ việc vi phạm pháp luật hình sự giảm, trên địa bàn nhiều năm không để xảy ra trọng án, tội phạm hoạt động lộng hành, băng ổ nhóm; trật tự an toàn giao thông được đảm bảo, giảm về số vụ và số người bị thương.

Tuy nhiên, tình hình tội phạm, vi phạp pháp luật trong xã hội ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt nổi lên loại tội phạm, vi phạm pháp luật trong hoạt động cho vay, hỗ trợ tài chính hoạt động trá hình dưới nhiều hình thức trái quy định của pháp luật với lãi xuất cao thường gọi là “tín dụng đen”. Bên cạnh các thủ đoạn tổ chức tán phát, dán tờ rơi tại các địa điểm công cộng, thì hiện nay, khi công nghệ phát triển, các đối tượng phạm tội thường lợi dụng mạng xã hội để thực hiện các hành vi lừa đảo, phạm tội; các đối tượng thông qua mạng xã hội để dụ người dân vay tiền qua APP (ứng dụng) với thủ tục đơn giản không cần thế chấp, lãi xuất rất cao. Khi đòi nợ, các đối tượng sẽ gây sức ép bằng cách gọi điện thoại, nhắn tin đe dọa hoặc sử dụng thông tin cá nhân, tài khoản mạng xã hội của người vay thậm chí người thân, bạn bè, đồng nghiệp để bôi nhọ, xúc phạm danh dự nhân phẩm, khi người vay không có khả năng trả nợ, chúng sẽ nhờ các đối tượng hình sự, ma túy đến siết nợ, đe dọa, khủng bố tinh thần… buộc người vay phải trả tiền cho chúng.

Hàng năm trên địa bàn xã Công Lý, số vụ việc vi phạm pháp luật hình sự vẫn xảy ra khoảng 5 đến 8 vụ, vi phạm hành chính về an ninh trật tự xảy ra khoảng 10 vụ. Vi phạm tập trung chủ yếu vào các hành vi như trộm cắp tài sản, gây thương tích, đánh bạc, sử dụng trái phép chất ma túy. Từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn xã có 76 đối tượng chấp hành xong án phạt tù về địa phương; 02 đối tượng hình sự; số đối tượng nghi vấn hoạt động cờ bạc: 06 đối tượng; số đối tượng nghi vấn hoạt động về ma túy: 12 đối tượng. Đối tượng vi phạm ngày càng đa dạng về thành phần, độ tuổi ngày càng trẻ hóa, thậm chí một số trường hợp chưa đến tuổi thành niên. Trên địa bàn, một bộ phận thanh, thiếu niên mới lớn do thiếu sự quan tâm, buông lỏng quản lý, giáo dục của gia đình, có lối sống đua đòi, thực dụng; một số thanh, thiếu niên có hoàn cảnh gia đình đặc biệt như: cha mẹ ly hôn, cha mẹ đang chấp hành án phạt tù, cha hoặc mẹ đã chết, các em phải sống với ông, bà, người thân hoặc sống lang thang... từ đó thiếu quản lý, giáo dục đẫn đến mất phương hướng khi hành động. Từ đó, dễ bị bạn bè, các đối tượng khác lôi kéo tham gia vào những hành vi tiêu cực hoặc phạm tội, nhất là tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.

Từ thực trạng tình hình an ninh trật tự tại địa bàn, để thực hiện tốt công tác đảm bảo ANTT góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xã Công Lý triển khai xây dựng mô hình “Xã không có hoạt động tín dụng đen” với một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền và sự phối hợp của các ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, các ngành, đoàn thể trong việc xây dựng mô hình, đồng thời giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã. Kiên quyết không để tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” hoạt động trên địa bàn xã.

2. Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và quản lý hoạt động “tín dụng đen”, trọng tâm là: Kết luận số 44-KL/TW, ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW, ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới”; Nghị định số 19/2019/NĐ-CP, ngày 19/02/2019 của Chính phủ về họ, hụi, biêu, phường; Chỉ thị số 12/CT-TTg, ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”; Công văn số 416/UBND-TCDNC, ngày 06/3/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam về việc tiếp tục tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.

3. Tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn. Công an xã là lực lượng nòng cốt phối hợp với các ngành, đoàn thể, cấp ủy chi bộ, trưởng các thôn, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”. Nội dung tuyên truyền, phổ biến tập trung thủ đoạn, phương thức, tình hình hoạt động của các loại tội phạm nói chung lồng ghép với diễn biến hoạt động của các đối tượng cho vay lãi nặng, những hệ lụy, tệ nạn phát sinh từ “tín dụng đen” để người dân nâng cao tinh thần cảnh giác, tố giác tội phạm; qua đó, vận động gia đình, người thân không vay tiền của các đối tượng “tín dụng đen”, tránh làm ảnh hưởng đến tình hình ANTT của địa phương.

4. Các chi bộ, các ngành, đoàn thể, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác vận động Nhân dân tích cực tham gia phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” ở từng thôn, xóm. Đảng viên trong chi bộ, đoàn viên, hội viên các đoàn thể quần chúng phấn đấu không để người thân trong gia đình mình phạm tội và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chi bộ và là một trong những tiêu chí để xem xét xếp loại chi bộ trong sạch vững mạnh, các ngành, đoàn thể tiên tiến và bình xét, phân loại đảng viên, cán bộ hội viên hàng năm.

5. Tham gia xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, thực hiện các mô hình phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tại địa phương gắn kết với thực hiện mô hình Xã không có hoạt động tín dụng đen” theo hướng “tự phòng, tự quản, tự bảo vệ” phù hợp với tình hình đặc điểm địa bàn, khu vực dân cư.

6. Công an xã phối hợp với các lực lượng có liên quan thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo đảm ANTT trên địa bàn; xây dựng củng cố các tổ chức tự quản nhằm phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh kịp thời các loại tội phạm, tệ nạn xã hội nói chung và tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” nói riêng.

7. Tiếp tục đổi mới, thực hiện các chương trình cho vay vốn với lãi suất ưu đãi cho người dân, nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp vốn trong sản xuất – kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; từ đó, đời sống và nhận thức của Nhân dân ngày càng được nâng cao

          Với việc triển khai thực hiện mô hình “Xã không có hoạt động tín dụng đen” sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” nhằm bảo vệ quyền, lợi ích và tài sản của người dân trong các hoạt động tín dụng, vay mượn chính đáng, hợp pháp. Tin tưởng rằng việc thực hiện mô hình sẽ đạt hiệu quả thiết thực, có khả năng nhân rộng, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã.

 

 

 

 

 

 

 

                              

GƯƠNG NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT

 

GƯƠNG ĐỘI VIÊN TIÊU BIỂU

Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất

 

Nhặt được của rơi trả người bị mất là một nét đẹp của văn hóa, đạo đức trong cuộc sống. Đặc biệt, trong xã hội phát triển như hiện nay thì việc làm này càng trở nên đáng trân trọng và trân trọng hơn nữa là việc nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất lại là hành động đẹp của hai em học sinh tiểu học còn rất nhỏ tuổi.

Ngày 31 tháng 3 năm 2023, trên đường đi học, hai em học sinh là Nguyễn Thị Ngọc và Trần Thị Huyền (cùng học sinh lớp 5E) đã nhặt được số tiền rơi trên đường là 10 triệu đồng. Ngay sau đó, hai em liền mang số tiền nhặt được đến Ủy ban nhân dân xã để nhờ các chú Công an xã gửi trả lại cho người mất.

Khi được hỏi tại sao khi nhặt được tiền các em không mang về đưa cho bố mẹ mà lại mang trả lại cho người đánh mất?, em Nguyễn Thị Ngọc trả lời rất hồn nhiên: “con thưa cô mẹ con bảo ra đường nhặt được của rơi phải trả lại cho người đánh mất với lại ở trường các thầy, cô giáo cũng dạy con như vậy ạ”.

Được biết, 2 em đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng các em luôn cố gắng vươn lên trong học tập. Em Trần Thị Huyền, sinh năm 2011 chỉ có mẹ nhưng mẹ đi làm may ở Nam Định. Hiện tại em sống ở nhà của cậu ruột, cậu cũng làm công nhân ở công ty may, làm theo ca. Nếu cậu làm ca ngày, không có ở nhà thì em sinh hoạt, ăn cơm cùng nhà của người ông họ. Bản thân em Huyền cũng có nhiều cố gắng trong học tập và rất ngoan ngoãn, tích cực tham gia các hoạt động của lớp.

Em Nguyễn Thị Ngọc, sinh năm 2012, là con lớn nhất trong gia đình có 3 chị em, bố mẹ em đều làm ruộng. Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, thuộc hộ cận nghèo, bố em bị mắc bệnh thần kinh, thường xuyên đau yếu. Ở trường em Ngọc tích cực học tập, rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của Liên đội, của Trường. Kết quả học tập của  em qua các năm đều đạt kết quả khá, hiện em đang là Lớp Trưởng của lớp 5E. Ở nhà do bố sức khỏe yếu, mẹ làm lụng vất vả nên sau giờ học em tranh thủ giúp bố mẹ công việc nhà, động viên các em cùng chăm ngoan học tập. Nhận xét về em Nguyễn Thị Ngọc, cô giáo Ngô Thùy Luận - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nhân Thịnh cho biết: em Ngọc mặc dù điều kiện hoàn cảnh gia đình rất khó khăn song em luôn có ý thức cố gắng phấn đấu vươn lên trong học tập, tích cực tham gia gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động của lớp, ngoan ngoãn, lề phép, kết quả học tập của em cũng rất tốt nhất là môn Toán và môn Tiếng Việt.

Việc làm của 2 em Nguyễn Thị Ngọc và Trần Thị Huyền tuy nhỏ nhưng đã thể hiện phẩm chất cao quý của người đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Nhằm khích lệ tinh thần và lan tỏa việc làm tốt của 2 em đến tất cả các bạn đội viên, học sinh toàn trường, Trường Tiểu học xã Nhân Thịnh đã tổ chức gặp mặt, tuyên dương, trao thưởng cho các em vì đã làm được việc tốt trong vườn hoa nghìn việc tốt.

Việc nhặt được của rơi trả lại người mất là một hành động mang ý nghĩa cao đẹp, việc làm tốt của 2 em Trần Thị Huyền và Nguyễn Thị Ngọc là hành động đẹp cần được nhân rộng, xứng đáng là tấm gương sáng để mọi người học tập, noi theo. Hành động này không chỉ mang ý nghĩa giáo dục, có sức lan tỏa rộng trong cộng đồng mà còn để giáo dục thế hệ trẻ về đạo đức, ý thức và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. ./.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỊNH HƯỚNG TUYÊN TRUYỀN

1. Tuyên việc tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, của tỉnh nhất là Nghị quyết TW 6 (khóa XIII). Tuyên truyền kết quả giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.

2. Tiếp tục tuyên truyền về kết quả phát triển kinh tế - xã hội quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2023. Tuyên truyền công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện; Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

          3. Tuyên truyền thực hiện Kết luận số 01 ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị, trọng tâm là việc học tập và xây dựng kế hoạch tập thể, cá nhân, mô hình học tập và làm theo Bác nội dung chuyên đề năm 2023: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu xây dựng tỉnh Hà Nam phát triển bền vững”. Tuyên truyền các mô hình hay, nhân tố điển hình trong học và làm theo Bác để nhân rộng, tạo sức lan tỏa trong xã hội.

          4. Tuyên truyền về công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước, khẳng định rõ Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng.

5. Tuyên truyền kết quả học tập những nội dung cốt lõi tác phẩm“Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

6. Tiếp tục tuyên truyền về việc lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Tuyên truyền phát động và hưởng ứng các phong trào thi đua hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948- 11/6/2023); Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 3 năm 2023; hưởng ứng Giải Búa liềm vàng lần thứ VIII năm 2023; Giải Diên Hồng

7. Tổ chức tuyên truyền có hiệu quả những ngày lễ kỷ niệm trong tháng 5: Kỉ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Ngày Quốc tế Lao động (01/5), Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5)... và nhiều ngày lễ quan trọng khác.

 

 

 

 

 

 

 

Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch: Thủ đoạn lợi dụng góp ý sửa đổi Luật Đất đai để chống phá Đảng, Nhà nước

 

Trong khi việc lấy ý kiến Nhân dân vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được nhiều tổ chức, cá nhân tham gia tích cực thì những phần tử chống đối, cơ hội chính trị đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận, quyền dân chủ để đăng tải các luận điệu xuyên tạc về nội dung, ý nghĩa của Dự thảo Luật cũng như chống phá hoạt động lấy ý kiến Nhân dân về vấn đề này.

Thời gian qua, một số phần tử phản động đã dùng nhiều biện pháp nhằm xuyên tạc bản chất việc góp ý sửa đổi Luật Đất đai ở nước ta như: cắt gọt, đánh tráo phát ngôn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước để xuyên tạc đã đưa bài viết dưới danh nghĩa “trí thức góp ý Dự thảo Luật”; đăng tải các câu chuyện liên quan đến những tiêu cực, các vụ án về tranh chấp đất đai; liên tục lập những nick ảo, tài khoản giả mạo người dân để tham gia bình luận, chia sẻ những thông tin, bài viết liên quan đến các vụ việc về đất đai với góc nhìn lệch lạc, tiêu cực. Với mục đích kích động người dân, tạo tâm lý hoang mang, mất niềm tin đối với luật pháp và chính quyền. Họ phủ nhận sạch trơn giá trị của sự đổi mới là để thay thế cái cũ, khắc phục những bất cập còn tồn tại mà ngụy biện rằng, thực tế nhiều năm qua có sự cài cắm lợi ích vào trong luật; quy kết “Việt Nam có sửa đổi luật nhiều lần thì cũng chỉ là hoạt động chắp vá, không thực tiễn, không hề vì dân”. Một số ý kiến còn cho rằng, Luật Đất đai mới sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc “cướp đất” của chính quyền cộng sản. Họ “kiến nghị” rằng, để gỡ rối thì phải xóa bỏ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.

Trên thực tế, thực hiện Luật Đất đai năm 2013, công tác quản lý, sử dụng đất đai đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, quá trình tổ chức thi hành luật đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế; nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ và bền vững; việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp; tình hình khiếu nại, tố cáo, vi phạm pháp luật về đất đai còn diễn biến phức tạp

Công tác lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được hưởng ứng tích cực, rộng khắp, thể hiện sự quan tâm của các cấp, các ngành, các giai tầng xã hội đối với dự án luật rất quan trọng này. Việc sửa đổi Luật Đất đai là cần thiết nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế, phát huy nguồn lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Cần thấy rằng, việc tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của mọi tầng lớp Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta nhằm huy động trí tuệ, tâm huyết của Nhân dân, hoàn thiện dự án luật quan trọng này theo hướng sát với thực tiễn và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của mọi công dân. Trên cơ sở ý kiến Nhân dân, ý kiến của các cơ quan, tổ chức, dự thảo sẽ được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp sắp tới. Theo đánh giá của Ban soạn thảo, việc lấy ý kiến vào Dự thảo Luật quan trọng này được triển khai nghiêm túc, đảm bảo chất lượng, khoa học, đồng bộ, khả thi; phản ánh ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp Nhân dân và đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Vì vậy, trước những thủ đoạn lợi dụng góp ý Luật Đất đai (sửa đổi), người dân cần tỉnh táo nhận thức rõ, tránh mưu đồ của của các phần tử phản động xuyên tạc chính sách đất đai của Đảng, Nhà nước ta; hòng kích động, gây bất ổn môi trường chính trị - xã hội. Bên cạnh đó, chúng ta cần kịp thời nhận diện, đấu tranh với các luồng ý kiến sai trái.

 

 

Tuyên truyền kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024)

 

1. Thân thế và thuở thiếu thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi ra đi tìm đường cứu nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, lớn lên đi học lấy tên là Nguyễn Tất Thành, hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc) sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu là Hoàng Thị Loan.

Từ lúc sinh ra đến 5 tuổi, Nguyễn Sinh Cung sống trong sự chăm sóc đầy tình thương yêu của gia đình, đặc biệt là ông bà ngoại. Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung theo gia đình vào sống ở Huế. Đầu năm 1901, sau khi thân mẫu qua đời, Người theo cha trở về Nghệ An, rồi lấy tên là Nguyễn Tất Thành, tích cực học chữ Hán và còn theo cha đi một số nơi, học thêm nhiều điều. Năm 1906, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế, thời gian đầu học trường Pháp - Việt, sau học trường Quốc học Huế. Tháng 6/1909, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Bình Định, tháng 8/1910 vào Phan Thiết, Bình Thuận làm giáo viên trường Dục Thanh. Tháng 02/1911, Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn.

2. Quá trình hoạt động cách mạng

2.1. Giai đoạn1911 - 1920

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước, ở một làng quê giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng; chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, Người đã sớm hun đúc ý chí và khát vọng cháy bỏng giành độc lập tự do cho dân, cho nước. Ngày 5/6/1911 với tên gọi mới là Văn Ba, Người đã lên tàu Amiran Latusơ Tơrêvin, rời bến cảng Nhà Rồng đi Mác xây (Pháp).

Từ năm 1912 -1917, Nguyễn Tất Thành đi qua một số nước châu Phi, châu Mỹ. Giữa năm 1913, Người đến nước Anh, tham gia nhiều hoạt động, cuối năm 1917 Người mới trở lại nước Pháp.

Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành tham gia Đảng Xã hội Pháp, tháng 6/1919 thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp gửi bản yêu sách gồm 08 điểm (ký tên Nguyễn Ái Quốc) tới Hội nghị các nước đế quốc họp ở Véc-xây (Pháp), đòi chính phủ các nước họp Hội nghị phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.

Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội Đảng Xã hội Pháp. Tại đây, Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

2.2. Giai đoạn 1921 - 1930

Từ năm 1921 đến tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc tham gia nhiều hoạt động: thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, dự Đại hội lần thứ I và lần thứ II của Đảng Cộng sản Pháp, sinh hoạt trong Câu lạc bộ Phôbua, làm Chủ nhiệm kiêm chủ bút Báo Người cùng khổ...

Ngày 13/6/1923, Người rời nước Pháp đi Đức và đến thành phố Xanhpêtécbua (Liên Xô) ngày 30/6/1923.

Từ tháng 7/1923 đến tháng 10/1924, Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động trong phong trào cộng sản quốc tế, bổ sung và phát triển lý luận về cách mạng thuộc địa. Người hoạt động trong Quốc tế Nông dân; tham dự Đại hội II Quốc tế Công hội đỏ, Đại hội Quốc tế Cộng sản Thanh niên; tiếp tục viết nhiều sách báo tuyên truyền cách mạng, hoàn thành tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp; học tập tại trường Đại học phương Đông; tham gia Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là cán bộ Ban phương Đông Quốc tế Cộng sản.

Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, trực tiếp mở các lớp huấn luyện cán bộ, ra Báo Thanh niên (1925), tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp và in thành tác phẩm Đường Cách mệnh, được xuất bản vào năm 1927.

Hè năm 1927, Nguyễn Ái Quốc rời Trung Quốc đi Liên Xô, sau đó đi Đức (tháng 11/1927) rồi bí mật sang Pháp, đến nước Bỉ dự cuộc họp của Đại hội đồng liên đoàn chống đế quốc (tháng 12/1927), rồi quay lại Đức, đi Thụy Sỹ, sang Italia. Tháng 7/1928, Nguyễn Ái Quốc tới Xiêm (Thái Lan), rồi trở lại Trung Quốc vào cuối năm 1929.

Từ ngày 06/1 đến ngày 07/2/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

2.3. Giai đoạn 1930 - 1945

Từ năm 1930 đến năm 1941, tuy hoạt động ở nước ngoài nhưng Nguyễn Ái Quốc vẫn chỉ đạo sát sao phong trào cách mạng trong nước. Tháng 6/1931, Người bị nhà cầm quyền Anh bắt giam ở Hồng Kông. Cuối năm 1932, Người được trả tự do, sau đó đến Liên Xô học tại trường Quốc tế Lênin.

Tháng 10/1938, Người rời Liên Xô đến Diên An (Trung Quốc) làm việc tại Bộ chỉ huy Bát lộ quân, sau đó bắt liên lạc với tổ chức Đảng, chuẩn bị về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam.

Ngày 28/1/1941, sau hơn 30 năm xa Tổ quốc, Nguyễn Ái Quốc trở về nước  (tại cột mốc 108 thuộc xã Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng).

Từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ VIII của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Khuổi Nặm (Pắc Bó, Cao Bằng). Hội nghị đã xác định đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc, chỉ đạo thành lập Mặt trận Việt Minh, sáng lập Báo Việt Nam Độc lập, tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Tháng 8/1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh và Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược sang Trung Quốc bắt liên lạc với Đồng minh, cùng phối hợp hành động chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà lao của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Trong thời gian bị giam giữ, Người viết cuốn Nhật ký trong tù. Tháng 9/1943, Người được thả tự do.

Tháng 9/1944, Hồ Chí Minh trở về căn cứ Cao Bằng. Tháng 12/1944, Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tháng 5/1945, Hồ Chí Minh từ Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang). Tại đây theo đề nghị của Người, Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân đã họp quyết định Tổng khởi nghĩa. Đại hội Quốc dân đã bầu ra Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Tháng 8/1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

Ngày 02/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

2.4. Giai đoạn 1945 - 1954

Những năm 1945 - 1946, Người cùng Trung ương Đảng lãnh đạo Nhân dân xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, đối phó với thù trong, giặc ngoài, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”; tổ chức Tổng tuyển cử trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I (1946) đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 02/03/1946, Chính phủ Liên hiệp kháng chiến được thành lập do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Ngày 03/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh được Quốc hội giao nhiệm vụ thành lập Chính phủ mới do Người làm Chủ tịch nước kiêm Thủ tướng Chính phủ (từ tháng 11/1946 - đến tháng 9/1955) và kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, đưa miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

2.5. Giai đoạn 1954 - 1969

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Quân Pháp rút về nước, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, sau 2 năm sẽ tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất nước Việt Nam. Nhưng đế quốc Mỹ với ý đồ xâm lược Việt Nam từ lâu, đã lợi dụng cơ hội, gạt Pháp ra, nhảy vào tổ chức, chỉ huy ngụy quyền, ngụy quân tay sai, viện trợ kinh tế quân sự, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, chia cắt lâu dài nước ta. Cả dân tộc ta lại bước vào cuộc chiến đấu chống xâm lược mới. Trước bối cảnh đó, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục lãnh đạo nhân dân thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tháng 10 /1956, tại Hội nghị Trung ương Đảng mở rộng lần thứ X (khóa II), Chủ tịch Hồ Chí Minh được cử giữ chức Chủ tịch Đảng.

Tại Đại hội lần thứ III của Đảng (1960), Người được bầu lại làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đường lối đúng đắn, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và công cuộc cải tạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc thắng lợi; đặt nền móng và không ngừng vun đắp tình hữu nghị giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên thế giới, giữa Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) với các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế.

Ngày 02/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời là tổn thất vô cùng lớn lao. Đồng bào và chiến sĩ cả nước ta thương nhớ Người khôn xiết. Sự ra đi của Người để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn dân tộc Việt Nam và tình đoàn kết thân ái với nhân dân tiến bộ trên thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta và vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi là tấm gương sáng ngời cho lớp lớp thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo. Tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ còn mãi với non sông đất nước, sống mãi trong lòng mỗi chúng ta./.

 

 

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập